Theo kế hoạch, trong vòng một năm, nông dân Anh Sơn sẽ hoàn thành việc trồng tre chống xói mòn toàn tuyến Sông Lam chảy qua địa bàn huyện.
Nông dân huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cùng các cấp ngành và nhân dân địa phương đang sôi nổi trồng tre, mét dọc bờ sông Lam. Dự kiến, 60.000 cây tre, mét sẽ được trồng nhằm chống sạt lở, tạo bờ kè sinh thái bên dòng sông Lam.
Trồng tre, mét dọc bờ sông Lam biện pháp chống sạt lở hiệu quả mà giá rẻ
Ngày 12/3, tại xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ ra quân trồng tre, mét phòng chống sạt lở dọc bờ sông Lam.
Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Đệ – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Phùng Thành Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An.
Trước đó, trên địa bàn huyện Anh Sơn, Nghệ An thường xuyên xảy ra tình trạng xói mòn, sạt lở ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân. Nếu kè bằng bê tông thì chi phí rất lớn.
Tre là giống cây có chi phí thấp, ít công chăm sóc, có sức sinh trưởng mạnh mẽ. Do đó, trồng tre dọc bờ sông là phương án khả thi nhất để giữ đất, bảo vệ làng, bảo vệ các công trình dân sinh, đất sản xuất của người dân.
Hưởng ứng phong trào phát động của Hội Nông dân huyện, từ đầu tháng 2 đến nay, nông dân các xã: Tào Sơn, Lạng Sơn, Đỉnh Sơn, Thạch Sơn, Long Sơn… đã bắt đầu trồng tre, mét dọc bờ sông Lam. Đặc biệt, tại những vùng có nguy cơ sạt lở cao được ưu tiên trồng trước.
Dọc sông Lam sẽ có những lũy tre mét vững chắc, tạo bờ kè sinh thái tuyệt đẹp
Ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, mùa mưa lũ đến nước sông Lam dâng cao, chảy xiết, sạt lở đất sản xuất của người dân, gây nguy hiểm cho các công trình dân sinh. Trồng tre là giải pháp bảo vệ hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi. Đây cũng là phương án quan trọng để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, ổn định đời sống, sản xuất của người dân. Sau mô hình trồng tre chống sạt lở của Hội Nông dân huyện Anh Sơn, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An sẽ triển khai nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Ông Nguyễn Đăng Khoa – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Anh Sơn cho biết, qua khảo sát, các địa bàn có nguy cơ sạt lở cao gồm xã Đỉnh Sơn, Đức Sơn, Vĩnh Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn. Đến thời điểm hiện tại, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện đã trồng được 10.387 cây tre. Dự kiến toàn huyện sẽ trồng khoảng 60.000 cây tre.
Khi cây tre phát triển tốt thành lũy tre, mét vững chắc không chỉ giúp bảo vệ đất, ngăn xói mòn, sạt lở. Bên cạnh đó đây cũng là những bờ kè sinh thái, tạo cảnh quan dọc sông Lam. Măng tre, mét là nguồn thức phẩm sạch được nhân dân mọi miền ưa chuộng, tạo thêm sinh kế cho người dân.
Đồng chí Nguyễn Quang Tùng, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Mỗi mùa nước lũ, lòng sông lại bị phá rộng ra, ăn sâu vào đất sản xuất. Trồng tre chi phí thấp, dễ làm, là giải pháp bảo vệ hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi. Đây cũng là phương án quan trọng nhằm chỉnh trị dòng sông ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, ổn định đời sống, sản xuất của người dân. Sau mô hình trồng tre chống sạt lở của nông dân huyện Anh Sơn, chúng tôi sẽ triển khai nhân rộng ra nhiều địa phương khác”. Trong ảnh: Chủ tịch
Hợp tác Xã Liên Xuân Phát là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại nhân giống thành công tre khổng lồ cấy mô. Bên cạnh cung ứng cây giống cấy mô Chúng tói còn cố vấn cho người trồng tre cũng như các đơn vị giải pháp trồng dược liệu để người trồng có nguồn thu nhập ổn định và bên vững. Đặc biệt ký hợp đồng bao tiêu đầu ra, nếu tại địa phương có tổng diện tích trồng tre khoản 1000 ha, Công ty lập nhà máy sản xuất tại Tỉnh thành đó để thu mua nguyên liệu và sản xuất .
Hãy liên hệ chúng tôi nếu Bạn quan tâm đến cây giống và dự án. Hotline: 0984 810101
Nguồn tư liệu tại: danviet.vn