fbpx

Thôn Xuân Trung, Xã An Xuân, Huyện Tuy An

Tỉnh Phú yên, Việt Nam

cskh@giongtrekhonglo.com

Giờ liên hệ: 08:00-21:30

(+84) 986 340 077

Hỗ trợ 24/7, tư vấn qua Zalo

Kỹ thuật trồng và khai thác tre khổng lồ

Chia sẻ bài viết:

Công Dụng Của Trồng Tre Khổng Lồ

   Cây tre dùng để chắn sóng, chống sụt lở bờ sông, bờ đê, bờ đập, làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, làm khí giới, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ giường chiếu từ thô sơ đến cao cấp, làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm cho người.
   Tre trúc đã được người dân Việt Nam gây trồng từ lâu đời theo lối quảng canh, mục đích chủ yếu là khai thác thân cây tre một phần có kết hợp lấy măng. Những năm gần đây nước ta đã du nhập nhiều giống tre lấy măng, lấy gỗ về trồng ở nhiều địa phương trong cả nước, và giống tre khổng lồ Hitung (Dendrocalamus Asper “Hitung”) và tre thép (Guadua Angustifolia) là 2 trong nhiều giống đó.

Đặc Điểm Sinh Học Của Tre

   Tre trúc là loài thực vật thuộc họ phụ Bambusoideae, họ Poaceae, lớp một lá mầm, là loài cây ưa sáng mọc nhanh. Trên thế giới người ta đã tìm gặp được 1.250 loài, trong đó Châu Á chiếm 900 loài (72%) số còn lại ở Châu Phi, Nam Mỹ, không gặp loài nào có nguồn gốc tại Châu Âu và có rất ít loài bản địa ở Châu Úc. Việt Nam có 92 loài, phân bố từ miền núi, trung du đến đồng bằng trên cả hai miền nam bắc Việt Nam. 

   Khác với cây thân gỗ, tre không có cấu tạo tượng tầng nên không có quy luật hình thành vòng năm, cây có một thân chính hình tròn, rỗng, suôn thẳng và hơi cong ở phần ngọn. Cây sinh sản bằng hai con đường hữu tính và vô tính, nhưng chủ yếu vẫn là sinh sản vô tính bằng thân ngầm hay thân khí sinh (gốc tre hay cành tre). Tre thường mọc thành bụi, mỗi bụi có nhiều thân khí sinh, các bụi tre xuất phát từ thân ngầm (Rhizomes). Các thân ngầm này lại xuất phát từ nách của thân ngầm cũ. Một khi măng nhú lên khỏi mặt đất với đường kính đạt kích thước của thân khí sinh và sau đó không tăng lên đáng kể, khi măng lớn lên, các mo rụng dần. Trên bề mặt của mo thường có nhiều lông tơ và tận cùng của mo có lá mo.

   Tiết diện ngang của măng thường có hình tròn, rỗng với vách mỏng hay dầy, khi măng nhú lên khỏi mặt đất có màu xanh và thường có lông tơ hay một lớp sáp bao bọc. Thông thường các đốt tre có hình vòng tròn, là nơi phát sinh cành và một vòng rễ ở bên dưới đặc trưng cho từng chi. Sự phân cành trên các đốt kế tiếp theo hướng đối xứng và so le nhau. Cành mang nhiều nhánh nhỏ theo một dạng thức đặc sắc cho từng chi. Thông thường các nhánh nhỏ có mang lá, lá hình lưỡi mác có kích thước thay đổi tùy theo loài.

   Phần lớn tre trúc mọc tự nhiên ở độ cao dưới 500m so với mặt nước biển, thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, có lượng mưa trung bình 1.500mm-2.500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 21-270C, cây mọc thích hợp ở những đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, ẩm, có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt.

Đặc Điểm Giống Tre Khổng Lồ HITUNG (Dendrocalamus Asper "Hitung") Và Tre Thép (Guadua Angustifolia)

Tre khổng lồ Hitung (Dendrocalamus Asper “Hitung”)

   Cây sinh trưởng tốt ở độ cao 200-500 m, lượng mưa trung bình >2.000 mm/năm, nhiệt độ 25°C, ưa nhiều nắng và đất phù sa màu mỡ.

  •   Thân Dendrocalamus Asper “Hitung” dày, chắc và bền. Ở độ ẩm 8% có tỷ trọng gỗ 0,7-0,8 g/cm3, ở độ ẩm 15% độ bền đứt gãy là 103 N/mm2, độ bền nén song song phương sợi là 31 N/mm2 và độ bền kéo là 31 N/mm2, lực cắt là 7,3 N/mm2 (dành cho bài làm ván sàn).
  •   Măng Dendrocalamus Asper “Hitung” to và ngọt, được ưa chuộng để ngâm chua và chế biến nhiều món ăn. Chất lượng của loại măng này được coi là tốt nhất so với măng của các loài tre khác dùng làm nguyên liệu thực phẩm, đóng hộp.
  •   Gỗ Dendrocalamus Asper “Hitung” được sử dụng làm vật liệu xây dựng và gỗ kết cấu để xây dựng nhiều công trình khác nhau bao gồm cột nhà, thuyền, khung nhà, cầu, đường thủy, nhạc cụ, đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, ván ép, bột giấy, đũa, tăm xỉa răng v.v. Đây là loài tre thân thiện với môi trường và bền vững.

Tre thép (Guadua Angustifolia)

    Có nguồn gốc Nam Mỹ, được mệnh danh là khoẻ nhất, được dùng rộng rãi trên thế giới. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình từ 20-26°C, lượng mưa hàng năm >2.000mm và độ ẩm tương đối từ 75 đến 85%. Ưa đất phù sa, giàu tro núi lửa, độ phì vừa phải và thoát nước tốt.

   Tre Guadua Angustifolia có

  • Chiều cao cây 15-30m.
  • Đường kính thân 10-18cm. Có thân rất thẳng và rất chắc, lớp vỏ dày, có thể tăng trưởng khoảng 21cm mỗi ngày và có thể cho thu hoạch sau 4-5 năm.

           Guadua Angustifolia được xem là loài tre bền chắc nhất thế giới với độ bền kéo lớn hơn thép. Tre có khả năng chịu tải vượt trội, là sự lựa chọn hoàn hảo cho những công trình lớn nên nó luôn là ưu tiên số 1 trong xây dựng xanh và bền vững trên thế giới.

   Tre Guadua Angustifolia có tác động lớn đến môi trường. Nó giúp bảo vệ đất, kiểm soát xói mòn, điều chỉnh dòng chày của sông suối, cung cấp nguyên liệu hữu cơ và hoạt động như một bồn rửa sạch CO2.

   Hiện tại đây là giống tre giá trị lớn nhất châu Mỹ (ở châu Á là tre Moso của Trung Quốc). Tre mọc bán tản (cây cách cây 20-50cm) tạo thành cảnh quan đẹp và dễ khai thác. (Moso là tre ôn đới, cần mùa Đông lạnh dưới 5 độ C để tích lũy, chuyển hóa dinh dưỡng, mùa Xuân mới lên măng to. Tre này không phù hợp với khí hậu nhiệt đới như các nước Đông Nam Á trong đó có VN).
   Trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, Guadua Angustifolia được sử dụng rộng rãi để xây dựng cầu nông thôn, cột hàng rào, hệ thống cấp nước nông thôn, chuồng trại, chuồng gia cầm và gia súc, rào chắn xói mòn, nhà kính và làm cây trồng hỗ trợ cho các loại cây trồng khác nhau. Việc sử dụng tre làm cọc trồng cây đã thay thế phần lớn việc sử dụng các loài cây rừng khác đang trong quá trình suy thoái.

Tại sao trồng tre

Cây giống

    Chọn cây giống và nhân giống

    Đối với các loài tre nói chung có nhiều cách nhân giống từ thân ngầm, hom gốc, thân khí sinh (hom thân), hom cành hay trồng bằng hạt, nuôi cấy mô tế bào. Khi nhân giống nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa. Lựa những cây không quá non hoặc quá già (bánh tẻ), khoảng 7-8 tháng tuổi để làm giống. Ở các tỉnh miền Trung thường lấy hom giống từ tháng 12 đến tháng 2 (kết thúc mùa mưa) hàng năm để giâm.

Nhân giống bằng hom gốc

   Nhân giống tre bằng hom gốc, hom gồm có một phần thân khí sinh (thân tre) khoảng 7-8 tháng tuổi, có 3 lóng dài từ 80-100cm, có đường kính từ 7cm trở lên, mang một thân ngầm, có chồi mầm không dập nát, không bị thối, đem ươm ở vườn ươm thời gian từ 3 – 4 tháng xuất vườn đem trồng, cây sẽ có tỷ lệ sống cao.

Nhân giống bằng hom thân

  Chọn cây tre 7-8 tháng tuổi cưa ở gốc, phần tiếp giáp với thân ngầm, đem về đục lỗ trên các lóng theo hướng thẳng góc với cành, rồi đem đặt ở các luống tại vườn ươm, lấp đất vừa đủ kín thân cây tre (đất vườn ươm đã được cày bừa và bón phân hữu cơ đầy đủ). Kế tiếp đổ nước vào các lóng tre cho đầy rồi đậy lại để giữ ẩm, vườn ươm có làm giàn che mát 70-80%, tưới ẩm thường xuyên.
  Sau 1 tháng dỡ bỏ giàn che, nuôi cây trong vườn khoảng 3 tháng, khi cây ra cành mới và rễ thứ cấp thì bứng lên, cưa từng đoạn đem trồng.

 Nhân giống bằng hom cành

   Nếu nhân giống bằng hom cành đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và công sức. Chọn cây tre 7-8 tháng tuổi, chọn cành bánh tẻ (khi trên cành còn lưu lại một vài mo nang), phần gốc của cành có đường kính > 0,8cm, đã có rễ phát triển, dùng cưa cưa gốc cành theo chiều từ dưới lên sâu ½ đường kính của gốc cành, cắt ngắn bớt cành để lại chừng 2-3 lóng. Dùng giá thể đã trộn sẵn rơm hoặc xơ dừa + đất + chất kích thích ra rễ IBA hoặc NAA, nồng độ 100ppm (Indol Butyric Acid và Napthil Acetic Acid), đủ ẩm bó vào gốc cành, rồi dùng bao nylon có đục nhiều lỗ bọc chặt lại, tưới nước giữ ẩm.

  Sau 20-30 ngày kiểm tra thấy cành nào ra rễ mới, cắt xuống đưa vào bầu đất (bầu đất gồm 90% đất thịt pha cát + 9% phân chuồng hoai + 1% Super lân). Đặt bầu vào thành từng luống che mát 70-80%, tưới ẩm thường xuyên.
  Sau 1 tháng dỡ bỏ giàn che từ từ, nuôi cây trong vườn khoảng 3 tháng, khi cây ra nhiều rễ, cành lá mới thì đem trồng.  

Nhân giống bằng cấy mô

   Hiện tại, giống tre khổng lồ Hitung và giống tre thép do HTX Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Liên Xuân Phát cung cấp chỉ được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô nên chất lượng cây giống đồng đều, cây sinh trưởng phát triển khỏe, không nhiễm sâu bệnh hại và có thể nhân nhanh số lượng lớn trong thời gian ngắn.

Kỹ thuật trồng

  Tre là loài cây ưa sáng, nhưng vẫn chịu bóng nhẹ, do vậy có thể trồng tre ngoài đất trống, dưới tán các cây khác như trồng hỗn giao với một số loài cây rừng có tán thưa, tuy nhiên tỷ lệ che bóng không quá 30%. Ngoài ra còn có thể trồng hỗn giao theo băng rộng 50m, trồng một băng cây rừng rồi đến một băng cây tre và lập lại như cũ, tốt nhất là bố trí hàng theo hướng đông tây, nơi có độ dốc cao thì trồng theo đường đồng mức.

Chọn đất trồng

  Các loài tre đều ưa thích tầng đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước tốt, nhất là các loại đất phù sa ven sông suối, đất nương rẫy còn mang tính chất đất rừng. Không trồng tre trên đất mặn, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong hóa, đất cát khô rời rạc, đất bị úng ngập, hoặc quá bí chặt.
   Trường hợp đất nghèo xấu, nhiều sỏi đá cần áp dụng biện pháp cải tạo đất như đào hố to rộng, bón nhiều phân hữu cơ, che tủ đất bằng rơm rạ, tưới nước, trồng xen cây họ đậu để làm phân xanh.

 Thời vụ trồng

 Đối với tre, việc trồng đúng thời vụ sẽ quyết định tỷ lệ sống cao. Ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ, thời vụ trồng tốt nhất là đầu mùa mưa từ tháng 8-9, khi khi bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa. Những vùng chủ động nguồn nước tưới có thể trồng quanh năm nhưng phải chú ý tránh các giai đoạn nắng nóng, các đợt gió Tây Nam (Gió Lào) thổi mạnh (tháng 4-7 hàng năm) sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi sau trồng của cây con

 Chuẩn bị đất trước khi trồng

   Nơi đất nghèo dinh dưỡng nên trồng cây họ đậu trước một năm để cải tạo đất, khi thu hoạch cần vùi lấp toàn bộ cây họ đậu để làm tốt đất. Trồng tre lấy măng nên chọn đất bằng phẳng có độ dốc nhỏ hơn 100 là tốt nhất, trường hợp phải trồng tre trên đồi dốc >100 có thể dùng biện pháp đào rãnh dài 2m sâu 60cm, theo đường đồng mức, bố trí so le hình nanh sấu để vừa chống xói mòn đất.
   Hố nên đào trước một năm đổ rác, bã mía, lá cây, rơm rạ, rồi lấp đất để cho hoai mục giúp đất tơi xốp giàu mùn, tạo khoảng tơi xốp rộng hơn cho rễ cây trồng phát triển.
    Trường hợp không đào rãnh thì đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm, trước khi trồng cần bón lót mỗi hố tối thiểu 10-15kg phân chuồng hoai mục (hoặc 5-6 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,6 kg phân NPK 16-16-8 (chú ý không được bón phân chuồng tươi vì dễ gây sâu bệnh cho cây và quá trình phân hủy phân tươi sinh nhiệt ảnh hưởng đến bộ rễ làm chết cây trồng).

Trồng cây

   Cây giống sau khi xuất vườn phải được trồng ngay trong ngày, cẩn thận khi vận chuyển để tránh làm dập các chồi non. Mật độ trồng khoảng 286 cây/ha là vừa (trồng theo cự ly 5 x 7m). Khi trồng tre dùng cuốc trộn đều hỗn hợp phân với đất cho đều, đặt cây giống xuống hố sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 5-7cm (không quá 10cm), dùng đất nhỏ mịn lấp đầy hố.
Lấp đất theo phương pháp “Ba lấp hai dận”: Ba lần lấp đất chỉ hai lần đầu dận chặt xung quanh bầu, lần 3 không dận để lớp đất mặt tơi xốp và tạo mặt hố sau khi trồng.

  Trồng xong nên tưới nước thật đẫm, đảm bảo rễ cây tiếp xúc tốt với đất, dùng rơm rạ tủ chung quanh gốc cây một lớp dày 10 x 20cm để chống cỏ dại vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô.
Tiến hành trồng dặm ngay trong lần chăm sóc đầu tiên trên toàn bộ diện tích trồng rừng. Trồng dặm toàn bộ những cây bị chết và cây không có khả năng phát triển

Search posts

Tìm kiếm bài viết

Following us at here

Theo dõi chúng tôi:

Newest video on Youtube

Video mới nhất

This error message is only visible to WordPress admins

Error 403: Requests from referer https://giongtrekhonglo.com are blocked..

Domain code: global
Reason code: forbidden

Error: No videos found.

Make sure this is a valid channel ID and that the channel has videos available on youtube.com.

Edit Template

Maybe you could like this

Các bài viết mới nhất khác

  • All Posts
  • Blog
MÔ HÌNH LÀM KINH TẾ TRỒNG TRE KHỔNG LỒ
12/08/2024

TRE LÀ LOẠI CÂY GIÚP CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỐT NHẤT Tre có khả năng hấp thụ khí C02 gấp từ 2 – 3 lần so với cây khác. Tre nhả khí 02 hơn 35% so với cây khác TRỒNG ĐI ĐÔI VỚI KHAI THÁC TRE GIÚP HẤP THỤ…

  • All Posts
  • Blog
  • All Posts
  • Blog
  • All Posts
  • Blog
  • All Posts
  • Blog

Follow us for more

Theo dõi chúng tôi tại đây: